Các phương pháp thí nghiệm cọc để đánh giá chất lượng cọc

5/7/2021 | 5328 lượt xem

Với kinh nghiệm giám sát công trình hơn 15 năm, Chúng tôi xin đưa ra cho các bạn đồng nghiệp và các chủ đầu tư quan tâm đế vấn đề này những vấn đề khái quát về các phương pháp thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc như sau:

Cọc bê tông cốt thép, cọc ly tâm, cọc khoan nhồi, cọc ép, cọc đóng và thậm trí là cọc ống thép, cọc ván thép là khả phổ biến trong công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và giao thông hiện tại.

Để kiểm tra chất lượng cọc phục vụ các công tác thiết kế và nghiệm thu chất lượng cọc thì hiện nay phổ biến các loại thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm nén tĩnh cọc được sử dụng phô biến áp dụng cho cọc đóng, cọc khoan nhồi. Tiêu chuẩn hiện hành áp dụng là:

 TCVN 9393:2012 CỌC - PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG BẢNG TẢI TRỌNG TĨNH ÉP DỌC TRỤC

- Thí nghiệm siêu âm cọc SONIC được sử dụng phổ biến áp dụng cho cho cọc khoan nhồi, cọc barette và tường trong đất. Tiêu chuẩn hiện hành áp dụng là:

 TCVN 9396:2012  CỌC KHOAN NHỒI - XÁC ĐỊNH TÍNH ĐỒNG NHẤT CỦA BÊ TÔNG - PHƯƠNG PHÁP XUNG SIÊU ÂM

- Thí nghiệm biến dạng nhỏ PIT được sử dụng phổ biến áp dụng cho cọc đóng và cọc khoan nhồi. Tiêu chuẩn hiện hành áp dụng là:

TCVN 9397:2012 CỌC - KIỂM TRA KHUYẾT TẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG BIẾN DẠNG NHỎ

- Thí nghiệm biến dạng lớn PDA được sử dụng phổ biến áp dụng cho cọc đóng và cọc khoan nhồi. Tiêu chuẩn hiện hành áp dụng là:

TCVN11321:2016 CỌC - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘNG BIẾN DẠNG LỚN

- Thí nghiệm khoan lấy lõi thân hoặc mũi cọc được sử dụng phổ biến áp dụng cho cọc khoan nhồi, cọc barette và tường trong đất. Tiêu chuẩn hiện hành áp dụng là:

TCVN 9395:2012 CỌC KHOAN NHỒI – THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

Cọc móng do cắm sâu dưới lòng đất nên không thể thẩm định chất lượng bằng mắt thường cộng với đặc điểm thiếu đồng nhất của đất nền, móng cọc khác với các loại hình kết cấu bên trên luôn phải tiến hành kiểm tra bổ xung bằng các thí nghiệm trước khi có thể nghiệm thu.

Cọc khoan nhồi, cọc barette, tường trong đất do đặc thù công nghệ thi công đổ bê tông tại chỗ trong lỗ khoan, thường có sự hiện diện của dung dịch khoan bentonite nên chất lượng cọc lại càng khó kiểm soát. Cọc có thể bị thay đổi thiết diện do sập vách, phân lớp, lẫn bentonite hoặc tạp chất do độ sụt bê tông không đm bo hoặc qui trình đổ không hợp lý.

Ngoài công tác giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công cọc như kiểm tra kích thước và chiều sâu hố khoan, mức độ lắng đọng cát, dung dịch khoan, bê tông và thép cọc, khối lượng bê tông... thì công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi sau khi thi công vẫn rất cần thiết để đánh giá chính xác chất lượng thực tế của cọc. Thông thường thí nghiệm nén tĩnh truyền thống là bắt buộc với một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số cọc công trình (theo qui định thường là tối thiểu 1% và không ít hơn 2 cọc/hạng mục công trình). Nhưng trong một số trường hợp việc tổ chức nén tĩnh theo quy định là không kh thi hoặc rất tốn kém và kéo quá dài thời gian như thí nghiệm trên sông biển, hoặc khi số lượng cọc phi thí nghiệm quá nhiều. Trong những trường hợp như thế, thí nghiệm biến dạng lớn PDA là giải pháp thay thế đầy hiệu quả.

Thí nghiệm biến dạng lớn PDA không chỉ cho một kết quả tin cậy về sức kháng mũi và ma sát mà còn gim đáng kể chi phí và thời gian thực hiện.  Ngày nay PDA được ứng dụng rộng rãi không chỉ đối với cọc đóng mà ngay cọc với cọc khoan nhồi hoặc cọc barette.

Thí nghiệm biến dạng nhỏ PIT và thí nghiệm siêu âm là 2 thí nghiệm không thể thiếu đối với cọc khoan nhồi ngày nay. Tuy nhiên các thí nghiệm này đòi hỏi kinh nghiệm và sự hiểu biết nhất định mới có thể đánh giá chính xác được mức độ khuyết tật của cọc.

 

Các bạn có thắc mắc cần tư vấn thêm xin gọi điện hoặc Chat zalo cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí: Mr Trương Duy Thắng 0902.593.686

Trân trọng !