TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG - NHÀ MÁY MỚI NHẤT BẠN CẦN BIẾT NĂM 2024

8/4/2024 | 173 lượt xem

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng - nhà máy là các tiêu chuẩn, quy chuẩn về thông số kỹ thuật, thi công áp dụng cho từng hạng mục của công trình nhà xưởng - nhà máy. Nhờ đó, đơn vị thiết kế và thi công dựa vào các tiêu chuẩn này để thiết kế bản vẽ phù hợp với quy mô, mục đích nhu cầu sử dụng của từng hạng mục nhà xưởng, nhà máy. 

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG - NHÀ MÁY MỚI NHẤT BẠN CẦN BIẾT 

Việc tuân theo Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng - nhà máy công nghiệp (TCVN) cẩn thận ngay từ đầu sẽ giúp các bản vẽ thiết kế ra với thông số chính xác, chỉn chu, đồng thời đảm bảo quá trình thi công diễn ra suôn sẻ, đúng tiến độ. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn thiết kế (TCVN) cũng được xem là cơ sở giúp đánh giá chất lượng tổng thể của công trình sau khi hoàn tất thi công, nghiệm thu đi vào sử dụng. 

Để quá trình thi công nhà xưởng, nhà máy công nghiệp đạt chất lượng cao, điều quan trọng là từng hạng mục nhỏ trong công trình phải được đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn nhất định. Các hạng mục quan trọng đối với các công trình nhà xưởng, nhà máy bao gồm: nền móng nhà xưởng - nhà máy, mái và cửa mái, tường và vách ngăn, cửa sổ, cửa đi, hệ thống thông gió, hệ thống lấy sáng, ... 

Tham khảo thêm:  THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG VẬN HÀNH SẢN XUẤT HIỆU QUẢ
  HỒ SƠ THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG - NHÀ MÁY NHƯ THẾ NÀO THÌ ĐẠT TIÊU CHUẨN? 
  ĐƠN GIÁ THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG - NHÀ MÁY KHU CÔNG NGHIỆP MỚI NHẤT

Sau đây là một số tài liệu về tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp tham khảo, SVG Engineering xin mời các bạn đọc tham khảo:

TCVN 5574:2018 - Tiêu chuẩn thiết kế – Kết cấu BT và BTCT.
TCXDVN 338:2005 - Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp 
TCVN 2737-2006 – Tiêu chuẩn thiết kế – Tải trọng tác động.
TCXD 16-1986 – Chiếu sáng nhân tạo ở công trình dân dụng.
TCVN- 4474-1987 – Tiêu chuẩn thiết kế – Thoát nước bên trong công trình.
TCVN 4513-1988 – Tiêu chuẩn thiết kế – Cấp nước bên trong công trình.
TCVN 4605-1988 – Tiêu chuẩn thiết kế – Kết cấu ngăn che, kỹ thuật nhiệt.
TCXD 29-1991 – Chiếu sáng tự nhiên ở công trình dân dụng. 
TCXD 25-1991 – Tiêu chuẩn thiết kế -Đặt đường dây dẫn điện tại công trình công cộng.
TCXD 27-1991 – Tiêu chuẩn thiết kế – Lắp đặt thiết bị trong nhà và công trình công cộng.
TCVN 5687-1992 – Tiêu chuẩn thiết kế- Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm.

TCVN 5760-1993  – Yêu cầu lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy.
TCVN 5738-2001 – Yêu cầu lắp đặt kỹ thuật – Hệ thống báo cháy nổ.
TCVN- 6160-2005 – Tiêu chuẩn thiết kế – Phòng cháy chữa cháy.
TCVN 46-2007 – Hướng dẫn kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cho công trình xây dựng
TCXDVN 394-2007 – Phần an toàn – Thiết kế và lắp đặt trang thiết bị điện
TCVN 4319-2012 – Nguyên tắc thiết kế – Nhà và công trình công cộng.
TCVN 4514: 2012 – TC thiết kế – Xí nghiệp công nghiệp. Tổng mặt bằng. 

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG - NHÀ MÁY 

1. Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà xưởng - nhà máy

Thiết kế nền cho nhà xưởng là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng, đảm bảo rằng nền đất có đủ sức chịu tải và đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật của cấu trúc. 

- Đối với tiêu chuẩn thiết kế móng và nền nhà xưởng, đơn vị tư vấn thiết kế SVG Engineering luôn tuân thủ yêu cầu về bản vẽ kết cấu móng nhà xưởng như trong quy định TCVN 2737 :1995 TẢI TRỌNG VÀ TÁC ĐỘNG – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

- Khi thiết kế nền nhà xưởng sản xuất trên đất yếu, chúng tôi SVG Engineering áp dụng các biện pháp xử lý nền phù hợp với điều kiện địa chất.

- Thiết kế nền nhà xưởng sản xuất phải tuân thủ các yêu cầu về công nghệ và điều kiện sử dụng, để lựa chọn kết cấu nền phù hợp. Có các dạng nền như nền bê tông, nền thép, nền lát gạch xi măng hay nền lát ván, gỗ, chất dẻo.

- Nếu thiết kế nền nhà xưởng cho khu vực kho và bãi ở vị trí cầu cạn dùng để bốc dỡ vật liệu rời thì phải đảm bảo nền bằng phẳng.

- Mặt nền nhà xưởng cần được trang bị lớp lót cứng và hệ thống thoát nước hiệu quả để ngăn tình trạng ứ đọng nước.

- Thiết kế nền nhà xưởng bằng bê tông phải được phân chia thành các ô, với chiều dài tối đa của mỗi ô không quá 0,6m, cùng với đó là phải chèn bi tum giữa các mạch ô nền. Đồng thời, lớp lót bê tông phải có độ dày tối thiểu là 0,1m và nền hè nhà cần có chiều rộng từ 0,2 đến 0,8m, độ dốc trong khoảng từ 1 đến 3%.

2. Tiêu chuẩn thiết kế móng nhà xưởng - nhà máy

Thiết kế móng cho nhà xưởng là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng, đảm bảo rằng cấu trúc sẽ được hỗ trợ và ổn định trên nền đất. 

- Tiêu chuẩn thiết kế móng nhà xưởng sản xuất và các hệ thống kỹ thuật phần công trình ngầm cần được SVG Engineering thiết kế phù hợp với tính chất cơ lý của đất nền và các đặc trưng tự nhiên của nền xây dựng. Đặc biệt, tiêu chuẩn về nền móng khi thiết kế bản vẽ nền móng phải tuân thủ các quy định cần thiết.
- Các thiết kế móng xây dựng nhà xưởng đều có độ cao mặt trên móng thấp hơn mặt nền, với các độ chênh lệch cụ thể như sau: Cột cốt thép: chênh lệch 0,2m; Cột có khung chèn tường: chênh lệch 0,5m; Cột bê tông cốt thép: chênh lệch 0,15m.
Đối với cao độ chân đế cột thép của hành lang, cầu cạn đỡ các đường ống giữa các phân xưởng bắt buộc cao hơn độ cao san nền tối thiểu là 0,2 m.
- Khi thiết kế móng cột cho nhà xưởng với các khe co giãn và dự định mở rộng các phân xưởng, chủ đầu tư cần phải cho thiết kế chung cho hai cột giáp kề nhau.
- Nếu đó là các móng dưới tường gạch, tường xây hoặc đá hộc trong trường hợp nhà không có khung cột, thì chiều sâu đặt móng cần nhỏ hơn hoặc bằng 15cm. Việc thiết kế dầm đỡ tường lúc này là cần thiết và mặt trên của dầm đỡ nên thấp hơn mặt nền khi hoàn thiện ít nhất là 3cm (0,03m).
- Thiết kế móng nhà xưởng cho phần tiếp xúc với nhiệt độ cao buộc phải dùng lớp bảo vệ vật liệu chịu nhiệt. Đối với móng phải chịu tác động của ăn mòn, sử dụng vật liệu chống ăn mòn là giải pháp tối ưu.

3. Tiêu chuẩn thiết kế mái và cửa mái nhà xưởng - nhà máy

- Cửa mái nhà xưởng là loại cửa được lắp đặt trên mái của nhà xưởng hoặc các cấu trúc công nghiệp khác để cung cấp cách thức tiếp cận và thoát khí cho không gian bên trong. Cửa mái thường được thiết kế để có thể mở ra hoặc đóng lại để điều chỉnh lượng ánh sáng và thông gió vào trong nhà xưởng.

- Cửa mái nhà xưởng có thể có nhiều kiểu dáng và cơ chế hoạt động khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của dự án và môi trường làm việc. Dưới đây là một số loại phổ biến của cửa mái nhà xưởng:

  • Cửa mái trượt: Cửa mái này có thể trượt ngang hoặc dọc theo mái nhà xưởng, mở rộng không gian để cho phép người vận hành hoặc thiết bị di chuyển qua lại.
  • Cửa mái mở cánh: Cửa mái mở cánh có các lá cánh mở ra hoặc đóng lại như cửa sổ thông thường. Chúng thường được sử dụng để cung cấp thông gió và ánh sáng tự nhiên cho nhà xưởng.
  • Cửa mái cuốn: Cửa mái này được cuốn lên hoặc xuống trên một trục, tương tự như cửa cuốn thông thường. Chúng có thể được điều chỉnh để mở ra một phần hoặc toàn bộ để tạo thông gió và ánh sáng.
  • Cửa mái tự động: Một số loại cửa mái được trang bị hệ thống tự động hoạt động bằng điều khiển từ xa hoặc hệ thống tự động hóa khác để mở đóng tự động.

- Việc lựa chọn loại cửa mái phù hợp sẽ phụ thuộc vào các yêu cầu cụ thể của dự án, bao gồm kích thước và hình dạng của nhà xưởng, yêu cầu về thông gió và ánh sáng, cũng như ngân sách và tiện ích.

- Thiết kế lựa chọn loại cửa mái phù hợp với nhu cầu sử dụng, bao gồm cửa mái trượt, cửa mái cuốn, hoặc cửa mái mở cánh. Thiết kế cần cân nhắc về ánh sáng tự nhiên, đảm bảo rằng việc thiết kế mái nhà xưởng, nhà máy và cửa mái cho phép ánh sáng tự nhiên đi vào nhà xưởng, nhà máy một cách hiệu quả, giúp tiết kiệm năng lượng và tạo môi trường làm việc thoải mái hơn.

- Tương tự như các phần khác của công trình, phần mái cũng có các tiêu chuẩn thiết kế đặc biệt dành riêng cho nó. Cụ thể là độ dốc của mái, và điều này sẽ phụ thuộc vào vật liệu sử dụng để làm mái:

  • Mái được làm bằng xi măng amiăng thường có độ dốc nằm trong khoảng từ 30% đến 40%.
  • Mái được làm tôn múi sẽ có độ dốc khoảng 15% đến 20%.
  • Mái lợp ngói sẽ có độ dốc từ 50% đến 60%.
  • Đối với mái được phủ bằng các tấm bê tông cốt thép, độ dốc thường chỉ từ 5% đến 8%.

Về phần thiết kế cấp thoát nước mưa, các tiêu chuẩn riêng cho từng loại vật liệu lợp mái cần đáp ứng là:

  • Đối với công trình có thiết kế mái nhiều nhịp, hệ thống thoát nước có thể được thiết kế ở bên trong hoặc bên ngoài, phụ thuộc vào hệ thống thoát nước chung của công trình.
  • Trong trường hợp công xưởng có mái một nhịp, nước mưa sẽ chảy tự do mà không cần đến hệ thống thoát nước riêng cho mái. Tuy nhiên, nếu chiều cao của phần cột nhà từ 5,5m trở lên, quý khách hàng sẽ cần phải thiết kế hệ thống máng dẫn nước xuống.

Một số quy định khác cần chú ý bao gồm việc cửa mái không được lớn hơn 48m và phải được trang bị kính cố định. Trong trường hợp công trình không có cửa mái, cần thiết kế mái một nhịp hoặc hai nhịp để đảm bảo ánh sáng tự nhiên có thể chiếu vào. Đối với trường hợp công trình có cửa thông gió, khi hoạt động có thể tạo ra nhiều nhiệt và hơi ẩm.

4. Tiêu chuẩn về thiết kế tường và vách ngăn nhà xưởng - nhà máy

- Việc thiết kế tường và vách ngăn cho nhà xưởng đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính chắc chắn, an toàn và tiện ích cho môi trường làm việc. Lựa chọn vật liệu phù hợp như bê tông, thép, tấm vách cách nhiệt, hoặc vật liệu kết hợp để đảm bảo tính chắc chắn và cách âm tốt. Thiết kế không gian tường bằng cách xác định vị trí và kích thước của tường và vách ngăn để tối ưu hóa không gian làm việc, thông gió và ánh sáng tự nhiên. Tường nếu cần cách âm thì sẽ phải tính toán và tích hợp các giải pháp cách âm để giảm tiếng ồn từ các máy móc và quá trình sản xuất. Ngoài ra, đơn vị tư vấn thiết kế cũng cần chú trọng thiết kế cách nhiệt cho nhà xưởng, bước này là cần thiết để hạn chế tình trạng cháy nổ, giảm thiểu thiệt hại khi có sự cố xảy ra.

- Tương tự như các phần khác, tùy thuộc vào từng công trình nhà xưởng công nghiệp cụ thể thì sẽ có loại tường phù hợp với quy trình hoạt động sau này. Có 3 loại tường thông dụng trong các nhà xưởng công nghiệp: tường chịu lực, tường tự chịu lực và tường chèn khung.

- Điểm cần chú ý tiếp theo trong phần tường của công trình nhà xưởng là thiết kế phần chân tường. Cụ thể, chủ xây dựng cần thiết kế phần chống thấm bằng cách sử dụng bi tum hoặc sử dụng một số vật liệu chống thấm khác. Lớp chống ẩm này được tạo ra bằng vữa xi măng với độ dày khoảng 20cm. Ở phần vách ngăn, chủ đầu tư có thể lựa chọn sử dụng các vật liệu như nhựa bê tông cốt thép, tấm gỗ dán, lưới tép có khung gỗ hoặc khung thép …

5. Tiêu chuẩn về thiết kế cửa sổ và cửa đi của xưởng - nhà máy

- Việc thiết kế cửa sổ và cửa đi cho xưởng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo không chỉ tính thẩm mỹ mà còn tính tiện ích và an toàn. Một số yếu tố quan trọng bạn cần xem xét như: Vị trí và số lượng cửa sổ và cửa đi sao cho phù hợp với quy hoạch không gian và đảm bảo thông thoáng, ánh sáng tự nhiên và thông gió cho xưởng; Lựa chọn kích thước phù hợp cho cửa sổ và cửa đi dựa trên kích thước của xưởng và nhu cầu thông gió, ánh sáng; Lựa chọn vật liệu chất lượng cao và bền để làm cửa sổ và cửa đi, như thép, nhôm, hoặc gỗ cứng được xử lý chống mối mọt và chống thấm nước; Nếu cần thiết cách âm và cách nhiệt cần tính toán và tích hợp các giải pháp cách âm và cách nhiệt để giảm tiếng ồn từ bên ngoài và giữ cho không gian bên trong luôn mát mẻ; Lựa chọn kiểu dáng và màu sắc phù hợp với phong cách thiết kế của xưởng và cũng phản ánh hình ảnh của doanh nghiệp; Đảm bảo rằng cửa đi và cửa sổ được thiết kế sao cho thuận tiện cho việc đi lại và làm việc trong xưởng, bao gồm cả việc vận chuyển và bảo dưỡng thiết bị; Kiểm tra và đảm bảo rằng thiết kế tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn pháp lý địa phương về an toàn và tiêu chuẩn xây dựng.

- Dưới đây là 3 tiêu chuẩn trong thiết kế cửa sổ và cửa đi nhà xưởng:

  • Yêu cầu cơ bản khi thiết kế cửa đi là cửa đi phải được mở ra phía ngoài. Ngoài ra, kích thước của cửa ra vào cần phù hợp với các loại hình vận tải được sử dụng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Khách hàng cần chú ý rằng độ cao của cửa cần phải từ 2,4m trở lên so với mặt sàn.
  • Cửa sổ của công xưởng cần được thiết kế với hệ thống cơ khí để đóng mở.

6. Tiêu chuẩn hệ thống thông gió nhà xưởng - nhà máy 

- Hệ thống thông gió nhà xưởng là một trong những hạng mục quan trọng của các nhà xưởng công nghiệp. Việc lắp đặt hệ thống thông gió tự nhiên giúp tái tạo không khí bên trong nhà xưởng, loại bỏ khí bẩn và mang đến không gian sạch trong lành giúp nâng cao sức khỏe cho người lao động tham gia sản xuất hiệu quả hơn.

- Một số phương pháp thông gió phổ biến cho nhà xưởng như: Sử dụng cửa sổ và cửa đi có thể mở được để tạo ra luồng không khí tự nhiên thông qua xưởng. Điều này giúp cải thiện thông gió và lưu thông không khí, đặc biệt là trong những ngày có thời tiết dễ chịu; Sử dụng hệ thống cửa sổ và cửa đi cơ động điều khiển bằng động cơ hoặc bằng tay để tự động mở và đóng, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết hoặc nhu cầu thông gió cụ thể; Sử dụng các quạt thông gió để tạo ra dòng không khí lưu thông qua nhà xưởng. Các quạt có thể được lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau để tối ưu hóa lưu thông không khí; Thiết kế hệ thống gió trần với các khe thông gió trên trần nhà xưởng để lưu thông không khí từ trên cao xuống dưới. Điều này giúp cải thiện cả thông gió và phân phối nhiệt độ đồng đều trong xưởng; Sử dụng hệ thống điều hòa không khí để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong nhà xưởng. Điều này đặc biệt hữu ích trong các khu vực có khí hậu nóng ẩm hoặc lạnh khô; Đối với các xưởng có các quy trình sản xuất gây ra khói, bụi, hoặc hơi độc hại, hệ thống hút khói và hệ thống thoát khí được sử dụng để loại bỏ chất độc và đảm bảo không khí trong lành; Sử dụng bộ điều chỉnh và kiểm soát để tự động hoặc thủ công điều chỉnh hệ thống thông gió theo nhu cầu cụ thể của nhà xưởng.

- Hiện nay có 3 hệ thống thông gió tự nhiên:

  • Hệ thống thông gió nhà xưởng bằng phương pháp tự nhiên.
  • Hệ thống thông gió nhà xưởng bằng cơ khí không có kênh dẫn gió.
  • Hệ thống thông gió nhà xưởng bằng cơ khí không sử dụng kênh dẫn gió.

7. Tiêu chuẩn hệ thống lấy ánh sáng nhà xưởng - nhà máy

- Hệ thống ánh sáng nhà xưởng được chia làm 2 loại, bao gồm: ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Cụ thể, cửa sổ, cửa đi, giếng trời hay các không gian mở là những vị trí lấy sáng tự nhiên cho nhà xưởng. Trong khi đó, việc sử dụng các thiết bị điện cung cấp nguồn sáng được gọi là chiếu sáng nhân tạo. 

- Một số thiết kế hệ thống ánh sáng cho nhà xưởng như: Tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng cách thiết kế cửa sổ lớn, cửa sổ mái và các khe thông gió trên trần để cho phép ánh sáng tự nhiên đi vào xưởng. Điều này giúp giảm chi phí năng lượng và tạo ra một môi trường làm việc tự nhiên hơn; Sử dụng đèn và đèn led để cung cấp ánh sáng nhân tạo khi ánh sáng tự nhiên không đủ. Lựa chọn các loại đèn có hiệu suất cao và tiết kiệm năng lượng để giảm chi phí vận hành; Thiết kế hệ thống ánh sáng sao cho ánh sáng được phân bố đồng đều trên toàn bộ khu vực làm việc trong xưởng. Điều này giúp tránh tình trạng ánh sáng chói lóa hoặc ánh sáng yếu, tối đa hóa hiệu suất lao động và an toàn lao động; Sử dụng các phương tiện như rèm cửa hoặc bộ điều chỉnh ánh sáng để điều chỉnh lượng ánh sáng vào trong xưởng tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể và điều kiện thời tiết; Đảm bảo rằng khu vực làm việc có đủ ánh sáng khẩn cấp trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc cúp điện để đảm bảo an toàn cho nhân viên; Đảm bảo rằng thiết kế hệ thống ánh sáng tuân thủ các tiêu chuẩn về ánh sáng và an toàn lao động, bao gồm cả tiêu chuẩn về chiếu sáng trong nhà xưởng.

8. Tiêu chuẩn lưới chống côn trùng nhà xưởng - nhà máy

- Côn trùng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, thành phẩm. Những vị trí côn trùng có thể xâm nhập vào nhà xưởng như: cửa sổ, giếng trời, trần nhà hở,... Ở các khu vực này cần bố trí lưới mắt cáo hoặc lưới chống côn trùng để ngăn chặn sự xâm nhập của các loại côn trùng hay chim chóc.

- Lưới chống côn trùng là một phần quan trọng của hệ thống an toàn và vệ sinh trong nhà xưởng, giúp ngăn chặn côn trùng và các loài gây hại khác từ việc xâm nhập vào khu vực làm việc. Một số điểm cần lưu ý khi hiết kế lưới chống côn trùng cho nhà xưởng như: Chọn vật liệu chất lượng cao và chống mài mòn, như thép không gỉ hoặc nhôm, để đảm bảo độ bền và hiệu quả trong môi trường làm việc công nghiệp; Xác định kích thước và vị trí lắp đặt lưới chống côn trùng sao cho phù hợp với cửa ra vào, cửa sổ và các khe thông gió trong nhà xưởng; Lựa chọn lưới có kích thước lỗ nhỏ đủ để ngăn chặn côn trùng và bụi bẩn, nhưng vẫn đảm bảo sự lưu thông của không khí và ánh sáng; Thiết kế lưới chống côn trùng sao cho dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng, bao gồm việc có thể tháo rời hoặc làm sạch để loại bỏ côn trùng và bụi bẩn; Đảm bảo rằng lưới chống côn trùng có thể tích hợp hoặc mở ra dễ dàng để cho phép sự di chuyển qua lại qua cửa và cửa sổ khi cần thiết.

9. Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống camera bảo vệ an ninh nhà xưởng - nhà máy

- Một trong những tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng được đặt lên hàng đầu đó chính là hệ thống an ninh đảm bảo. Theo đó, nhà xưởng cần được lắp đặt hệ thống camera an ninh nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản của doanh nghiệp. Hệ thống này phải hoạt động 24/7 nhằm kịp thời phát hiện những sự cố không mong muốn như: mất trộm, cháy nổ, chập cháy điện,...

- Thiết kế hệ thống camera bảo vệ an ninh cho nhà xưởng là một phần quan trọng của việc đảm bảo an toàn và bảo vệ tài sản trong khu vực sản xuất. Gồm một số yếu tố lưu ý như sau: Xác định mục tiêu và nhu cầu cụ thể của hệ thống camera bảo vệ, bao gồm việc xác định các khu vực quan trọng cần giám sát và các yếu tố an ninh đặc biệt; Xác định vị trí lắp đặt các camera sao cho có thể quét được toàn bộ khu vực quan trọng của nhà xưởng, bao gồm cả các cửa ra vào, khu vực lưu trữ hàng hoặc máy móc quan trọng; Chọn loại camera phù hợp với nhu cầu giám sát và điều kiện môi trường của nhà xưởng, bao gồm cả camera cố định, camera xoay, camera hồng ngoại cho việc quan sát trong ban đêm, và camera chống va đập; Lập kế hoạch cho việc kết nối camera với một hệ thống mạng an toàn và việc lưu trữ dữ liệu từ camera một cách an toàn và hiệu quả. Cân nhắc sử dụng các hệ thống lưu trữ đám mây hoặc các thiết bị lưu trữ địa phương; Xây dựng một trung tâm giám sát hoặc khu vực kiểm soát để theo dõi và quản lý các hình ảnh từ các camera. Đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo để sử dụng hệ thống này một cách hiệu quả;  Đảm bảo rằng việc sử dụng và lưu trữ dữ liệu từ hệ thống camera tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về quyền riêng tư và an toàn dữ liệu địa phương và quốc tế; Kết hợp hệ thống camera bảo vệ với các hệ thống bảo vệ khác như hệ thống cảnh báo cháy hoặc hệ thống bảo vệ an ninh vật lý để tăng cường khả năng phát hiện và ứng phó với các tình huống nguy hiểm.

10. Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà xưởng - nhà máy

- Hệ thống xử lý nước thải là một trong những yếu tố tác động đến giá trị thương hiệu của doanh nghiệp sản xuất. Theo quy trình, nước sản xuất từ xưởng cần được xử lý qua 3 ngăn trước khi xả ra hệ thống thoát nước thải chung. Hệ thống hố ga và thùng xử lý nước cũng cần được bố trí hợp lý, không gây ảnh hưởng đến các khu vực sản xuất và lưu trữ hàng.

11. Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng GMP

- Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) là hệ thống các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt được áp dụng nhằm kiểm soát các yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Mục tiêu sau cùng là nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng tốt nhất. Tiêu chuẩn GMP chính là điều kiện để phát triển nên hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000.

- Một số ngành nghề cần đạt tiêu chuẩn GMP phải kể đến: thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế,... Trong đó, GMP đòi hỏi doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn về thiết kế nhà xưởng, điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn sức khỏe lao động, đảm bảo khâu bảo quản và phân phối sản phẩm,... Các tiêu chuẩn này sẽ có sự khác biệt nhất định giữa mỗi ngành nghề.

12. Tiêu chuẩn thiết kế phòng cháy chữa cháy nhà xưởng - nhà máy

- Hệ thống phòng cháy chữa cháy là yếu tố không thể thiếu trong các nhà xưởng, nhà máy công nghiệp. Khi thiết kế, cần đảm bảo tuân thủ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

- Thiết kế phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho nhà xưởng là một phần quan trọng của việc đảm bảo an toàn và bảo vệ tài sản trong môi trường sản xuất. Một số điểm cần xem xét khi thiết kế PCCC cho nhà xưởng như: Đầu tiên, tiến hành đánh giá rủi ro cháy nổ trong nhà xưởng bằng cách xác định các nguồn nguy cơ cháy, vùng nguy hiểm và vật liệu dễ cháy; Xác định kích thước và vị trí lắp đặt PCCC sao cho phù hợp với diện tích và cấu trúc của nhà xưởng, bao gồm cả việc xác định vị trí các thiết bị chữa cháy và dây dẫn nước; Chọn lựa các thiết bị chữa cháy phù hợp với nhu cầu, bao gồm cả bình chữa cháy, hệ thống sprinkler, hệ thống cảnh báo cháy và hệ thống bơm nước chữa cháy; Xác định các biện pháp kiểm soát nhiệt độ và hỏa hại trong nhà xưởng, bao gồm cả việc lắp đặt hệ thống phun nước để làm mát và ngăn cháy lan ra các khu vực khác; Xác định các khu vực lưu trữ và bảo dưỡng thiết bị chữa cháy sao cho tiện lợi và đảm bảo hiệu quả hoạt động của chúng khi cần thiết; Cung cấp đào tạo và hướng dẫn cho nhân viên về cách sử dụng thiết bị chữa cháy và các biện pháp an toàn khi xảy ra sự cố cháy nổ; Đảm bảo rằng thiết kế và lắp đặt PCCC tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về an toàn phòng cháy chữa cháy địa phương và quốc tế.

Trên đây là các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng - nhà máy được chúng tôi SVG Engineering cập nhật mới nhất cung cấp cho các Quý bạn đọc tham khảo. 

SVG ENGINEERING LÀ ĐƠN VỊ THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG - NHÀ MÁY CÔNG NGHIỆP UY TÍN GẦN 20 NĂM

Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế và Giám định xây dựng Sao Việt (SVG Engineering) là Công ty có thương hiệu uy tín gần 20 năm trong lĩnh vực "Thiết kế nhà xưởng - Thiết kế nhà máy khu công nghiệp". Chúng tôi luôn mang đến cho Chủ đầu tư/ Chủ doanh nghiệp/ Quý khách hàng: Phương án thiết kế nhà xưởng, nhà máy tối ưu nhất, giải pháp kinh tế phù hợp với doanh nghiệp nhưng vẫn đạt chất lượng cao, đảm bảo bền vững với thời gian. 


SVG Engineering là đơn vị Thiết kế nhà xưởng - nhà máy uy tín gần 20 năm

BÁO GIÁ THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG - NHÀ MÁY KHU CÔNG NGHIỆP 

Hãy liên hệ ngay với SVG Engineering qua số Hotline tư vấn toàn quốc: 0902.593.686 và Email: svg.engineer@gmail.com nếu Quý khách hàng muốn thiết kế nhà xưởng - thiết kế nhà máy khu công nghiệp tại Hải Phòng cũng như các tỉnh thành trong nước ở Việt Nam. 

 


Tư vấn xây dựng toàn quốc - Mr. Thắng 0902.593.686


LIÊN HỆ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ GIÁM ĐỊNH XÂY DỰNG SAO VIỆT

🏢 Trụ sở Hải Phòng :

Tòa nhà SVG, Đường Bùi Viện, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng
☎ Tel: (0225) 3.747.819
📞 Hotline: 0902.593.686
📧 Email: svg.engineer@gmail.com & svg.group2005@gmail.com

🌎 Website Tiếng Việt: giamsatcongtrinh.com 
🌎 Website Tiếng Anh: en.giamsatcongtrinh.com
🌎 Website Tiếng Trung: cn.giamsatcongtrinh.com

 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/@svgengineering

🏢 Các văn phòng đại diện:

1, Hà Nội: Số 9, Ngõ 81 Phố Hoàng Cầu, Q. Đống Đa, Thủ đô Hà Nội
2, TP. Hồ Chí Minh: 2/1C Đường Cao Thắng, Phường 05, Quận 3, TP.HCM