TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG TCXD 16:1986 CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO TRONG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

28/6/2024 | 618 lượt xem

Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới, cải tạo và quản lí hệ thống chiếu sáng nhân tạo bên trong nhà ở và công trình công cộng. Khi thiết kế chiếu sáng, ngoài việc tuân theo tiêu chuẩn này còn phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành có liên quan. Tiêu chuẩn này không áp dụng để thiết kế chiếu sáng các công trình dân dụng đặc biệt (công trình ngầm xưởng phim, sân khấu nhà hát, cảng sông, cảng biển nhà ga, sân bay v. v...), công trình công nghiệp, các phương tiện giao thông, kho tàng...

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG
TCXD 16:1986
CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO TRONG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

Artificial lighting in civil works

Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới, cải tạo và quản lí hệ thống chiếu sáng nhân tạo bên trong nhà ở và công trình công cộng.
Khi thiết kế chiếu sáng, ngoài việc tuân theo tiêu chuẩn này còn phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành có liên quan.
Tiêu chuẩn này không áp dụng để thiết kế chiếu sáng các công trình dân dụng đặc biệt (công trình ngầm xưởng phim, sân khấu nhà hát, cảng sông, cảng biển nhà ga, sân bay v. v...), công trình công nghiệp, các phương tiện giao thông, kho tàng...
Những thuật ngữ kĩ thuật chiếu sáng dùng trong tiêu chuẩn này được định nghĩa ở phụ lục l
1. Quy định chung
1.1. Được phép sử dụng đèn huỳnh quang và đèn nung sáng (kể cả đèn halôgen nung sáng) để chiếu sáng trong nhà ở và công trình công cộng. Khi chọn loại nguồn sáng cần lấy theo phụ lục 2.
1.2. Chiếu sáng nhân tạo trong nhà ở và công trình công cộng được chia ra như sau:
- Chiếu sáng làm việc;
- Chiếu sáng sự cố;
- Chiếu sáng để phân tán người;
- Chiếu sáng bảo vệ;
1.3. Trong nhà ở và công trình công cộng phải có chiếu sáng làm việc để đảm bảo sự làm việc, hoạt động bình thường của người và các phương tiện vận động bình thường của người và các phương tiện vận chuyển khi không có hoặc thiếu ánh sáng tự nhiên.


1.4. Khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo được phép sử dụng hai hệ thống chiếu sáng: chiếu sáng chung và chiếu sáng hỗn hợp.
Hệ thống chiếu sáng chung được chia ra như sau:
- Chiếu sáng chung đều;
- Chiếu sáng chung khu vực;
Hệ thống chiếu sáng hỗn hợp bao gồm: chiếu sáng chung và chiếu sáng tại chỗ. Cấm sử dụng chỉ có riêng chiếu sáng tại chỗ để chiếu sáng làm việc.
1.5. Khi xác định trị số độ rọi trong nhà ở và công trình công cộng phải theo thang độ rọi quy định trong bảng l.
1.6. Khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo, phải tính đến hệ số dự trữ. Trị số hệ số dự trữ và số lần lau đèn quy định trong bảng 2.

1.7. Cần phải có phương tiện nâng hạ hoặc thang để sử dụng trong việc bảo dưỡng các thiết bị chiếu sáng trên cao (lau bụi, thay bóng, sửa chữa đèn v. v...)..
1.8. Trong các công trình công cộng phải có các phòng phụ trợ, dùng để sửa chữa, lau chùi đèn, làm kho chứa vật liệu, các thiết bị chiếu sáng.
2. Chiếu sáng sự cố, chiếu sáng để phân tán người và chiếu sáng bảo vệ
2.1. Phải có chiếu sáng sự cố trong các phòng và những nơi làm việc sau đây:
- Những nơi có nguy cơ gây nổ, cháy, nhiễm độc cho người;
- Những nơi khi chiếu sáng làm việc đột nhiên bị mất sẽ làm gián đoạn quy trình làm việc hoặc trình tự tiến hành công việc trong một thời gian dài;
- Những công trình đầu mối quan trọng nếu ngừng hoạt động sẽ gây ảnh hưởng không tốt về chính trị, kinh tế ví dụ như các trạm bơm cấp thoát nước cho nhà ở và công trình công cộng, hệ thống thông hơi, thông gió trong các phòng v. v...
- Những nơi có liên quan đến tính mạng con người như: Phòng mổ, phòng cấp cứu hồi sức, phòng đẻ, phòng khám bệnh v.v...
2.2. Độ rọi nhỏ nhất trên mặt làm việc do các đèn chiếu sáng sự cố tạo ra không được nhỏ hơn 5% trị số của độ rọi chiếu sáng làm việc quy định trong bảng 4 nhưng không được nhỏ hơn 2 lux ở trong nhà và l lux ở ngoài nhà.
2.3. Trong các phòng mổ trị số độ rọi do chiếu sáng sự cố tạo ra không được nhỏ hơn 150 lux.
2.4. Phải có chiếu sáng để phân tán người ở những nơi như sau:
- ở những nơi có thể gây nguy hiểm cho người đi qua
- ở các lối đi, cầu thang, hành lang phân tán;
- Trên các cầu thang của nhà ở trên 5 tầng;
- Trong các phòng của công trình công cộng có trên 100 người.
2.5. Trị số độ rọi nhỏ nhất do các đèn chiếu sáng sự cố và chiếu sáng phân tán người tạo ra trên mặt sàn (hoặc nền) các lối đi, bậc cầu thang v.v... không được nhỏ hơn 0,5 lux ở trong nhà vào, 2 lux ở ngoài nhà.
2.6. Phải sử dụng đèn nung sáng để chiếu sáng sự cố và chiếu sáng phân tán người.
Cấm sử dụng đèn huỳnh quang, đèn thủy ngân cao áp đèn halôgen v.v... để chiếu sáng sự cố và chiếu sáng phân tán người.
2.7. Mạng điện của hệ thống chiếu sáng sự cố, hệ thống chiếu sáng để phân tán người phải mắc vào nguồn điện riêng, không được mất điện trong bất kỳ tình huống nào.
2.8. Đèn chiếu sáng sự cố trong các phòng có thể dùng để chiếu sáng phân tán người.
2.9. Trong các công trình công cộng, những cửa ra của các phòng có trên 100 người phải có đèn báo hiệu chỉ dẫn lối thoát khi xảy ra sự cố. Những đèn chỉ dẫn này phải mắc vào mạng điện chiếu sáng sự cố.
2.10. Đèn chiếu sáng sự cố và chiếu sáng phân tán người cần khác với đèn chiếu sáng làm việc về kích thước, chủng loại hoặc có dấu hiệu riêng trên đèn.
2.11. Phải có chiếu sáng bảo vệ dọc theo ranh giới của nhà ở và công trình công cộng.
Trị số độ rọi để chiếu sáng bảo vệ ở mặt phẳng nằm ngang sát mặt đất hoặc ở một phía của mặt phẳng thẳng đứng cách mặt đất 0,5m không được nhỏ hơn 0,5 lux.
3. Chiếu sáng nhà ở và công trình công cộng
3.1. Theo đặc điểm công việc, các phòng của công trình công cộng chia thành ba nhóm như sau:
a) Nhóm 1 gồm: Văn phòng, phòng làm việc, phòng thiết kế, phòng bác sĩ, phòng mổ, lớp học, giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, phòng đọc .v.v... Trong đó, người làm việc phải nhìn tập trung lên mặt làm việc để làm những công việc chính xác;
b) Nhóm 2 gồm: Phòng ăn, uống, gian bán hàng của cửa hàng mậu dịch, gian triển lãm, gian trưng bày tranh ảnh, phòng nhận trẻ .v.v... Trong đó cần phân biệt vật ở nhiều hướng và quan sát không gian xung quanh;
c) Nhóm 3 gồm: Phòng hòa nhạc, hội trường, gian khán giả, phòng giải lao của nhà hát, câu lạc bộ, rạp chiếu bóng, sảnh vào, phòng giữ áo ngoài .v.v... Trong đó, tiến hành chủ yếu việc quan sát không gian xung quanh.
3.2. Độ rọi trên mặt làm việc hoặc vật cần phân biệt trong các phòng của nhà ở và công trình công cộng khi sử dụng hệ thống chiếu sáng chung không được nhỏ hơn các trị số độ rọi quy định trong bảng 3 và bảng 4.

Ghi chú: Được phép tăng trị số độ rọi quy định trong bảng 3 lên một bậc (theo thang độ rọi ở bảng 1) khi có yêu cầu về mặt vệ sinh hoặc chuyên ngành (ví dụ: phòng ăn, bếp, gian bán hàng của cửa hàng, phòng mổ, gian khán giả, phòng máy .v.v...)

3.3. Độ rọi trong các phòng phụ trợ không được nhỏ hơn các trị số quy định trong bảng 5.

Ghi chú: (Bảng 4)

1. Đối với những phòng thuộc nhóm 1 và nhóm 2 không nêu trong bảng 4 được phép lấy trị số rọi theo bảng 3:

2. Cần phải áp dụng các biện pháp được trình bày trong phụ lục 3 để hạn chế chói lóa phản xạ từ mặt làm việc ở trong các phòng thuộc nhóm 1 và nhóm 2.

3. Trong các phòng tắm phải thiết kế chiếu sáng tại chỗ để tạo ra độ rọi tại mặt phẳng đứng, trên chậu rửa mặt là 75 lux khi dùng đèn huỳnh quang 30 lux- đèn nung sáng.

4. Độ rọi trong bảng 4 có kí hiệu +xem chú thích của bảng 3.

Chú thích: Độ rọi trong bảng 5 có kí hiệu + yêu cầu sử dụng đèn nung sáng.

3.4. Khi thiết kế chiếu sáng các công trình công cộng ngoài việc đảm bảo độ rọi quy định trong bảng 4, cần đánh giá chất lượng chiếu sáng của công trình theo yêu cầu bão hòa ánh sáng (độ rọi trụ) và chỉ số chói lóa mất tiện nghi M.

3.5. Độ rọi trụ trong các phòng của công trình công cộng không được nhỏ hơn những trị số ghi trong bảng 6.

Độ rọi trụ, được xác định trên trục dọc qua tâm của phòng, cách tường ở đầu trục dọc đó 1m, ở độ cao 1,5m cách sàn nhà - theo phụ lục 4.

3.6. Trong trường hợp cần thiết kế chiếu sáng bổ sung cho những đối tượng kiến trúc - mĩ thuật để trang trí các phòng của nhà công cộng (tượng, tấm panô, phù điêu v.v...) phải tuân theo những quy định trong bảng 7.

Chỉ số chói loà mất tiện nghi M được xác định trên trục dọc qua tâm của phòng bên cạnh tường ở đầu trục dọc đó, ở độ cao l,5m so với sàn nhà - theo phụ lục 5.
3.8. Đối với những phòng có chiều dài không lớn hơn hai lần độ cao của đèn so với sàn nhà các phòng gửi áo ngoài, hành lang, nhà cầu, kho, nhà vệ sinh, cầu thang (theo đúng yêu cầu của mục 3.9) không quy định chỉ số chói lòa mất tiện nghi.
3.9. Cần phải bố trí những đèn có góc bảo vệ không nhỏ hơn 10 độ để chiếu sáng cầu thang.
Được phép sử dụng các đèn huỳnh quang "trần" không có bộ phận phản xạ và tán xạ với tổng công suất các bóng trong đèn không lớn hơn 40 W để chiếu sáng cầu thang.
4. Chiếu sáng nhà thể thao
4.1. Độ rọi trong các nhà thể thao không được nhỏ hơn những trị số độ rọi quy định trong bảng 9.
4.2. Khi sử dụng đèn nung sáng trong các nhà thể thao, được phép giảm những trị số độ rọi quy định trong bảng 9 xuống một bậc theo thang độ rọi ở bảng l.
4.3. Cấm bố trí hướng chiếu sáng của đèn ngược với hướng chạy của vận động viên.
4.4. Trong nhà thể thao sử dụng cho các môn như bóng chuyền, bóng rổ, quần vợt và bóng đá cấm đặt đèn trên tường, ở hai phía đầu trên tường, ở hai phía đầu trục dọc của nhà thể thao (trừ những đèn ánh sáng phản xạ).
Bảng 9- Độ rọi nhỏ nhất trong nhà thể thao


 

4.5. Cấm chiếu sáng bể bơi trong nhà bằng các đèn ánh sáng trực tiếp có đường cong phân bố ánh sáng sâu.
4.6. Được phép sử dụng đèn huỳnh quang, đèn halôgen nung sáng, đèn halôgen để chiếu sáng trong các nhà thể thao.
4.7. Hệ thống điều khiển chiếu sáng các sân thể thao phải đặt tập trung ở một chỗ bao gồm hệ thống điều khiển chiếu sáng cho một nhóm sân và riêng từng sân.
4.8. Phải có chiếu sáng để phân tán người ở những nơi như sau:
- Trong các nhà thể thao có từ 100 người trở lên
- ở các lối đi và trên những cầu thang phân tán của nhà thể thao.
Độ rọi trên lối đi, cầu thang phân tán v. v... xem mục 2.5.
4.9. Các bể bơi trong nhà phải có chiếu sáng sự cố với độ rọi trên toàn mặt bể không được nhỏ hơn 5 lux.
4.10. Trong các nhà thể thao (trừ môn bóng bàn và cầu lông) phải có biện pháp bảo vệ các đèn chiếu sáng để đề phòng va chạm làm hỏng hoặc vỡ gây nguy hiểm.


Phụ lục 1
CÁC THUẬT NGỮ KĨ THUẬT CHIẾU SÁNG CƠ BẢN


1. Mặt làm việc - Bề mặt trên đó tiến hành công việc quy định tiêu chuẩn độ rọi hoặc đo độ rọi.
2. Mặt làm việc quy ước- Mặt phẳng nằm ngang quy ước ở độ cao 0,8m cách sàn.
3. Hệ số dự trữ - Hệ số tính đến sự giảm độ rọi trong quá trình sử dụng hệ thống chiếu sáng do bóng đèn và đèn bị già, bị bụi bám và do giảm tính chất phản xạ của các bề mặt trong phòng.
4. Vật phân biệt - vật quan sát, các chi tiết hoặc những khuyết tật cần phân biệt trong quá trình làm việc (ví dụ: điểm, đường, dấu, vết xước, vết sứt v. v...)
5. Nền - Bề mặt tiếp giáp với vật phân biệt mà trên đó cần quan sát vật này. Nền được coi là:
- Sáng, khi hệ số phản xạ của bề mặt lớn hơn 0,4
- Trung bình, khi hệ số phản xạ của bề mặt từ 0,2 đến 0,4
- Tối, khi hệ số phản xạ của bề mặt nhỏ hơn 0,2
6. Độ tương phản (k) giữa vật phân biệt với nền được xác định bằng công thức sau:


 
 

Với: 
Lv: Độ chói của vật phân biệt (cd/m2) 
Ln: Độ chói của nền (cd/m2)
Độ tương phản giữa vật phân biệt với nền được tính là:
- Lớn, khi K lớn hơn 0,5 (vật và nền có độ chói khác nhau rất rõ nét);
- Trung bình, khi K từ 0,2 đến 0,5 (vật và nền có độ chói khác nhau rõ nét);
- Nhỏ, khi K nhỏ hơn 0,2 (có độ chói khác nhau ít).
7. Chiếu sáng sự cố - Chiếu sáng để làm việc tiếp tục, khi do sự cố mất điện chiếu sáng làm việc.
8. Chiếu sáng để phân tán người - Chiếu sáng để cho người thoát ra ngoài khu vực có sự cố gây mất điện chiếu sáng làm việc.
9. Chiếu sáng bảo vệ - Chiếu sáng dọc theo giới hạn khu vực (hoặc công trình) cần phải bảo vệ trong thời gian ban đêm.
10. Chiếu sáng chung - Chiếu sáng bảo đảm cho bề mặt làm việc và các mặt quanh nó có điều kiện sáng gần như nhau (chiếu sáng chung đều) hoặc chiếu sáng chung có phân bố đèn theo bố trí của thiết bị, để tạo cho mặt làm việc có độ rọi cao hơn (chiếu sáng chung khu vực).
11. Chiếu sáng tại chỗ (cục bộ) - Chiếu sáng tăng cường cho một số vị trí, cụ thể là tại vị trí làm việc để bổ sung cho chiếu sáng chung.
12. Chiếu sáng hỗn hợp - Chiếu sáng chung kết hợp với chiếu sáng tại chỗ (cục bộ).
13. Loá phản xạ - Loá khi trong trường nhìn có các vật phản xạ gương hay các hình ảnh phản xạ thấy được ở những hướng gần với hướng nhìn.
14. Độ rọi trụ - Đặc tính bão hoà ánh sáng trong phòng được xác định bằng mật độ quang thông trung bình trên mặt trụ của khối trụ đặt thẳng đứng ở trong phòng có bán kính và chiều cao tiến tới không.
Khi thiết kế, độ rọi trụ được xác định theo phụ lục 4.
15. Chỉ số chói loá mất tiện nghi (M) - Chỉ tiêu đánh giá chói loá mất tiện nghi gây ra cảm giác khó chịu trong trường hợp độ chói phân bố không gần như nhau trong trường nhìn, được xác định bằng công thức sau:
 


Với: Lc - Độ chói của nguồn chói loá (cd.m2)
 o - Chỉ số xác định vị trí của nguồn chói loá so với hướng nhìn.
W - Góc khối của nguồn chói loá Ltn - Độ chói thích nghi
Khi thiết kế, chỉ số chói loá mất tiện nghi được xác định theo phụ lục 5.
16. Chỉ số chói loá (P) - Chỉ tiêu đánh giá tác động loá do hệ thống chiếu sáng gây ra, được xác định bằng công thức sau:

 

P = (S - 1) . 1000
 

S - Hệ số chói loá
 


 

V1 - Độ nhìn rõ của vật quan sát khi không có nguồn gây chói loá
V2 - Độ nhìn rõ của vật quan sát khi có nguồn gây chói loá nằm trong trường nhìn.
17. Nhiệt độ màu - Nhiệt độ của vật bức xạ toàn phần (hay còn gọi là vật đen) có cùng độ màu với vật cần xem xét.
18. Sự truyền đạt màu - Sự ảnh hưởng của phổ nguồn sáng tới nhận biết bằng mắt các vật màu so với nhận biết cùng các vật này khi được chiếu sáng bằng các nguồn sáng chuẩn.
19. Chỉ số truyền màu - Mức tương đương giữa nhận biết bằng mắt vật màu được chiếu sáng bằng nguồn sáng thử và nguồn sáng chuẩn trong những điều kiện quan sát nhất định.

 

Phụ lục 2
CHỌN ĐẶC TÍNH MÀU SẮC CỦA NGUỒN SÁNG THEO CÔNG VIỆC

Phụ lục 3 
NHỮNG BIỆN PHÁP CẦN THIẾT ĐỂ HẠN CHẾ CHÓI LÓA PHẢN XẠ TỪ MẶT LÀM VIỆC CÓ ĐẶC TÍNH PHẢN XẠ GƯƠNG VÀ PHẢN XẠ HỖN HỢP KHI PHẢI THỰC HIỆN NHỮNG CÔNG VIỆC CẤP I ÷ III

Chú thích: Để chiếu sáng tại chỗ (cục bộ) cần sử dụng các bóng đèn phản xạ gương hoặc đèn phản xạ gương.

Phụ lục 4
PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐỘ RỌI TRỤ TRONG CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

 

Để có thể xác định được mức độ bảo đảm yêu cầu bão hòa ánh sáng trong một số phòng của công trình công cộng so với tiêu chuẩn về chất lượng chiếu sáng ghi trong bảng 6 của tiêu chuẩn này, nên tính độ rọi trụ nhỏ nhất khi sử dụng hệ thống chiếu sáng chung đều trong phòng, theo phương pháp sau:
1. Với mục đích đơn giản hóa quá trong tính toán, các đèn dùng cho các công trình công cộng được chia ra thành 4 nhóm với 4 đường cong cường độ sáng điển hình (xem bảng 10, hình 4) ;
2. Xác định chỉ số phòng i theo công thức sau:


 
Với: S - Diện tích của phòng (m2)
htt - Độ cao của đèn trên mặt phẳng tính toán (m)
a,b - Chiều dài và rộng của phòng (m) hoặc theo đồ thị i = f(s) hình 5,

 

3. Theo bảng 10 và hình vẽ 4 xác định nhóm và đường cong cường độ sáng của đèn sẽ dùng trong công trình. Trong trường hợp, đèn không có ở bảng 10 thì phải lập đường cong cường độ sáng của đèn lên hình 4. Sau đó, trên cơ sở so sánh với 4 nhóm đường cong cường độ sáng điển hình xác định được đèn đó tương đương với nhóm nào trong số 4 nhóm điển hình.
4. Tìm trị số m là tỉ số giữa độ rọi tiêu chuẩn ở mặt phẳng nằm ngang và độ rọi trụ nhỏ nhất:


Theo đồ thị hình 6, 7, 8 và 9 với những điều kiện được xác định như: đường cong cường độ sáng, chỉ số phòng, tập hợp các hệ số phản xạ của tường Utư, sàn Us (khi lập các đồ thị từ 6 đến 9, hệ số phản xạ trần lấy trung bình bằng 0,5 và có tính đến hệ số dự trữ K);
Trên cơ sở xác định được độ rọi tiêu chuẩn ở mặt phẳng nằm ngang và trị số m, tính độ rọi trụ nhỏ nhất theo công thức (2):


 Ví dụ: Tính độ rọi trụ nhỏ nhất trong hội trường có đặc điểm như sau: dài 24m, rộng 12m, cao 4m. Dùng đèn loại E201b440 - 0,3. Hệ số phản xạ của tường: Utư = 0,5 , sàn Us = 0,1. Tiêu chuẩn độ rọi ở mặt phẳng nằm ngang tính toán (cách sàn 0,8m) Eng = 200 lx.
Giải:
- Tính chỉ số phòng:


 
- Theo bảng 10 đèn loại JI201b440 - 03 thuộc nhóm I có đường cong cường độ sáng I  - Io. cos 
- Bằng đồ thị xác định trị số m = 2,38 .
- Tính độ rọi trụ nhỏ nhất theo công thức (3);


- Vậy độ rọi trụ đã tính trong hội trường bảo đảm yêu cầu bão hoà ánh sáng theo tiêu chuẩn quy định Etr = 75 lux .

Phụ lục 5
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHIẾU SÁNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG THEO CHỈ SỐ CHÓI LÓA MẤT TIỆN NGHI M


Khi thiết kế chiếu sáng các công trình công cộng cần đánh giá các đèn dùng cho công trình có bảo đảm yêu cầu giới hạn chói lóa theo chỉ số chói lóa mất tiện nghi M (quy định trong bảng 8) không. Trình tự việc kiểm tra được tiến hành như sau:
1. Xác định nhóm và phân nhóm của đèn theo bảng 10 hình vẽ 4 của phụ lục 4. Trong trường hợp đèn không có ở bảng 10 thì xác định đèn theo cách đã trình bày ở mục 3 của phụ lục 4.
2. Xác định chỉ số phòng ib theo bảng 11.
3. Xác định chỉ số phòng i của phòng cần phải tính theo hình 5.
4. So sánh giữa ib và i để đánh giá đèn sẽ dùng cho công trình như sau:
- i < ib: đèn đảm bảo yêu cầu giới hạn chói lóa theo chỉ số chói loá mất tiện nghi tiêu chuẩn M;
- i > ib: đèn không bảo đảm yêu cầu giới hạn chói lóa mất tiện nghi tiêu chuẩn M
Ví dụ: Yêu cầu đánh giá chói lóa thẻo chỉ số chói lóa mất tiện nghi tiêu chuẩn M = 40 của hai loại đèn 201Ъ 465-03M và ЛC002 - 2 x 65/P - 01 dùng để chiếu sáng phòng thiết kế có đặc điểm sau: dài 12m, rộng 6m, cao 3m. Hệ số phản xạ của trần  tư = 0,7, tường  tr = 0,5, sàn Ss = 0,1.


Chú thích:
1. Dấu "+" có nghĩa là chỉ số M không vượt quá giới hạn quy định với bất cứ trị số i nào: "- " - chỉ số M vượt quá giới hạn quy định với bất cứ trị số i nào.
2. Bảng 2 được tính với hệ số phản xạ của trần Utr từ 0,5 đến 0,7
3. Chỉ số tiêu chuẩn M = 90 được bảo đảm với bất cứ điều kiện nào trong bảng 11; M=60 được bảo đảm với bất cứ tập hợp nào của hệ số phản xạ tường Utư và sàn Us trừ trường hợp Utư = 0,3, Us = 0,1 ; M = 15 không được bảo đảm với tập hợp của hệ số phản xạ  tư = 0,3 , Us = 0,3 và  s = 0,1 trừ loại đèn thuộc phân nhóm I12 có ib = 1,1.
5. Xác định chỉ số phòng i của phòng cần phải tính theo hình 5.
6. So sánh giữa ib và i để đánh giá đèn sẽ dùng cho công trình như sau:
- i < ib: đèn bảo đảm yêu cầu giới hạn chói loá theo chỉ số chói loá mất tiện nghi tiêu chuẩn M;
- i > ib: đèn không bảo đảm yêu cầu giới hạn chói loá theo chỉ số chói loá mất tiện nghi tiêu chuẩn M.
Giải:
- Theo bảng 10 của phụ lục l xác định nhóm và phân nhóm của đèn:
- Đèn Л 201Ъ465-03 M thuộc nhóm Is
- Đèn C002 - 2 x 65/P = 01 thuộc nhóm III13
- Bảng 11 cho chỉ số phòng ib = l,5 đối với đèn loại E201 465-03M, đèn loại C002-2 x
65/P - 01, chỉ số M không vượt quá tiêu chuẩn quy định với bất cứ chỉ số phòng nào.
- Theo hình vẽ 5 xác định chỉ số phòng của phòng thiết kế i = 2,05
- Vì i > ib nên đèn loại, Л 201 165 - 03M không bảo đảm yêu cầu giới hạn chói loá
theo chỉ số chói lóa mất tiện nghi tiêu chuẩn M = 40.