Trong lĩnh vực thi công xây dựng, công tác đổ bê tông rất quan trọng, bê tông & cốt thép là vật liệu chủ đạo và tạo lên một bộ khung xương chắc chắn bền vững cho công trình. Chất lượng bê tông quyết định chất lượng của công trình xây dựng. Trong quá trình thi công nếu có sai phạm liên quan đến quy trình đổ bê tông cột, dầm, sàn chưa đúng yêu cầu kỹ thuật, quy chuẩn dẫn đến chất lượng của bê tông giảm sút gây thiệt hại, mất an toàn và ảnh hưởng đến công trình. Dưới đây, SVG Engineering chúng tôi chia sẻ công tác giám sát thi công hạng mục bê tông, mời Quý bạn đọc theo dõi.
GIÁM SÁT CÔNG TÁC ĐỔ BÊ TÔNG DẦM, SÀN, CỘT CÔNG TRÌNH
1 - GIÁM SÁT THIẾT KẾ CẤP PHỐI BÊ TÔNG
Cần tuân thủ theo các quy định về bê tông thương phẩm của UBND Thành phố Hải Phòng.
- Phải thiết kế thành phần cấp phối bê tông (tính toán và đúc mẫu) đúng mác theo thiết kế.
- Độ sụt và độ cứng của hỗn hợp bê tông tuỳ thuộc vào kết cấu công trình, hàm lượng thép, phương pháp vận chuyển, thời tiết. Độ sụt (mm) và độ cứng (S) của hỗn hợp bê tông tại vị trí đổ như sau:
+ Lớp lót móng: Độ sụt khi đầm máy là 0 ÷ 10mm chỉ số đo độ cứng là 50 ÷ 40mm.
+ Kết cấu khối bê tông không lớn hoặc ít cốt thép, độ sụt khi đầm máy là (0 ÷ 20)mm, khi đầm tay là (20 ÷ 40)mm; chỉ số đo độ cứng là (35 ÷ 25)mm.
+ Kết cấu khối lớn có tiết diện trung bình: Độ sụt khi đầm máy là (20 ÷ 40)mm; khi đầm tay là (40 ÷ 60)mm; chỉ số đo độ cứng là (25 ÷ 15)mm.
- Kết cấu bê tông nhiều cốt thép như tường mỏng, cột, dầm, bản tiết diện bé, các kết cấu đổ bằng cốp pha di động: độ sụt đầm máy là (50 ÷ 80)mm, khi đầm tay là (80 ÷ 120)mm; chỉ số đo độ cứng là (12 ÷ 10)mm.
- Thành phần bê tông được hiệu chỉnh tại hiện trường theo nguyên tắc không thay đổi tỷ lệ N/XM của thành phần bê tông đã thiết kế. Khi cốt liệu có độ ẩm cao cần giảm lượng nước trộn, giữ nguyên độ sụt yêu cầu. Khi cần tăng độ sụt của bê tông thì có thể tăng lượng nước và xi măng để giữ nguyên tỷ lệ N/MX.
- Vận chuyển hỗn hợp bê tông:
+ Việc vận chuyển bê tông thương phẩm sử dụng thiết bị hợp lý cần đảm bảo cho bê tông không bị phân tầng, mất nước xi măng. Thiết bị sử dụng, nhân lực bố trí phù hợp với khối lượng, tốc độ đổ và đầm bê tông.
+ Thời gian cho phép lưu hỗn hợp trong quá trình vận chuyển cần xác định bằng thí nghiệm. Khi không có các số liệu thí nghiệm có thể tham khảo các số liệu sau:
+ Thời gian lưu hỗn hợp trên phương tiện vận chuyển khi nhiệt độ >30°C là 30 phút.
+ Thời gian lưu hỗn hợp trên phương tiện vận chuyển khi nhiệt độ từ 20 ÷ 30°C là 45 phút.
+ Thời gian lưu hỗn hợp trên phương tiện vận chuyển khi nhiệt độ từ 10 ÷ 20°C là 60 phút.
+ Thời gian lưu hỗn hợp trên phương tiện vận chuyển khi nhiệt độ từ 5 ÷ 10C là 90 phút.
2- GIÁM SÁT ĐỔ VÀ ĐẦM BÊ TÔNG
Việc đổ bê tông phải đảm bảo không làm sai lệch vị trí cốt thép, cốp pha, và chiều dầy lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong cốp pha. Bê tông phải được đổ liên tục cho đến khi kết thúc một kết cấu nào đó theo quy định trong quy phạm kỹ thuật. Chiều cao rơi tự do của bê tông ≤ 1,5 m để tránh phân tầng. Khi đổ bê tông có chiều cao rơi tự do > 1,5 m thì phải dùng vòi voi hoặc túi đổ.
Trong quá trình đổ bê tông cần phải hết sức lưu ý:
Giám sát công tác thi công cốp pha, đà giáo và cốt thép. Chiều dày lớp bê tông đổ phù hợp với số liệu tính toán độ cứng chịu áp lực ngang của cốp pha do hỗn hợp bê tông gây ra, Tại vị trí nào mà cấu tạo cốt thép, cốp pha không thể dùng đầm máy được thì mới dùng đầm tay. Khi trời mưa phải có che chắn không để mưa rơi vào bê tông. Chiều dầy lớp đổ bê tông còn phải căn cứ vào khả năng đầm, tính chất kết cấu, thời tiết để quyết định nhưng không vượt quá các trị số sau:
- Đầm dùi: Chiều cao cho phép mỗi lớp đổ bê tông là 1,25 chiều dài công tác của đầm (khoảng 20 ÷ 30 cm).
- Đầm mặt: Chiều dầy cho phép mỗi lớp đổ bê tông là 20cm đối với kết cấu có cốt thép đơn; 12 cm đối với kết cấu có cốt thép kép.
- Các yêu cầu khi đầm bê tông: Sau khi đầm, bê tông được đầm chặt và không bị rỗ. Dấu hiệu cho thấy đầm kỹ là vữa xi măng nổi lên bề mặt, bọt khí không còn.
- Bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 lần bán kính tác dụng của đầm.
3- GIÁM SÁT BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG
Thời gian bảo dưỡng theo các trị số sau:
Mùa khô (tháng 2 ÷ 7): Thời gian là 4 ngày cho đến khi bê tông đạt cường độ bảo dưỡng tới hạn (55 ÷ 60% cường độ 28 ngày).
Mùa mưa (tháng 8 ÷ 1): thời gian là 2 ngày cho tới khi bê tông đạt cường độ bảo dưỡng tới hạn (35 ÷ 40% cường độ 28 ngày).
4- GIÁM SÁT KIỂM TRA BÊ TÔNG
Kiểm tra chất lượng bê tông là công tác tổng hợp tất cả các công tác từ cốp pha, đà giáo, cốt thép, vật liệu để sản xuất bê tông, chế tạo hỗn hợp bê tông, độ sụt khi đổ bê tông, dung sai các kết cấu công trình.
Các mẫu bê tông phải lấy tại hiện trường cùng lúc, cùng chỗ. Kích thước viên mẫu là 15cm x15cm x 15cm, số tổ mẫu lấy như sau:
+ Mỗi đợt bê tông móng cột cứ một mẻ trộn hoặc 50m3 bê tông lấy một tổ mẫu, trường hợp đợt đổ bê tông móng cột có khối lượng ít hơn 50m3 vẫn lấy một tổ mẫu.
+ Khung và các kết cấu cột, dầm, bản, sàn... cứ 20m3 bê tông lấy một tổ mẫu, trường hợp đợt đổ bê tông khung và các kết cấu cột, dầm... có khối lượng ít hơn vẫn lấy 1 tổ mẫu.
+ Sau 1 đợt đổ bê tông bản, sàn cần phải lấy một tổ mẫu kiểm tra chống thấm. Cường độ bê tông công trình sau khi kiểm tra ở tuổi 28 ngày bằng ép mẫu tại phòng thí nghiệm được coi là đạt yêu cầu khi giá trị trung bình từng tổ mẫu không nhỏ hơn mác thiết kế và không có một mẫu nào trong các tổ mẫu có cường độ dưới 90% mác thiết kế.
5- NGHIỆM THU CÔNG TÁC BÊ TÔNG
Công tác nghiệm thu tiến hành tại hiện trường cần có đầy đủ các hồ sơ sau:
- Chất lượng công tác cốp pha, cốt thép (biên bản nghiệm thu trước khi đổ bê tông)
- Chất lượng bê tông (kết quả thí nghiệm nén mẫu bê tông).
- Kích thước, hình dáng, vị trí, các chi tiết đặt sẵn...so với thiết kế.
- Bản vẽ hoàn công có ghi đầy đủ các kích thước thay đổi trong thi công so với thiết kế.
- Các văn bản cho phép thay đổi các chi tiết, bộ phận trong thiết kế.
- Các kết quả kiểm tra cường độ bê tông và các kết quả kiểm tra các loại vật liệu khác.
- Các biên bản nghiệm thu trung gian các bộ phận.
- Nhật ký thi công công trình.
- Biên bản nghiệm thu nội bộ và phiếu yêu cầu nghiệm thu của Nhà thầu xây lắp.
QUY TRÌNH GIÁM SÁT CÔNG TÁC ĐỔ BÊ TÔNG DẦM, SÀN, CỘT CÔNG TRÌNH
A- Giám sát công tác chuẩn bị cốp pha trước khi đổ bê tông
– Giám sát đảm bảo lắp ghép cốp pha đúng yêu cầu kỹ thuật: chân cốp pha đảm bảo lắp ghép đúng vị trí, cốp pha đảm bảo chắc chắn, kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn, độ kín để đảm bảo trong quá trình đổ bê tông không bị mất nước.
– Giám sát thi công cốp pha cột trước khi đổ bê tông: chân cốp pha phải đặt đúng vị trí, chắc chắn đảm bảo trong quá trình đổ bê tông không bị xô lệch, sử dụng neo, cây chống để không bị nghiêng.
– Giám sát thi công cốp pha dầm trước khi đổ bê tông: thành cốp pha phải thẳng, không được cong vênh, kiểm tra độ cao của đáy dầm.
– Giám sát thi công cốp pha sàn trước khi đổ bê tông: kiểm tra độ võng, cao độ của đáy sàn tại nhiều vị trí khác nhau.
– Giám sát hạng mục công tác cốp pha lưu ý: Tạo nhám và vệ sinh cốt thép chờ đầu cột, chừa vị trí lỗ mở vệ sinh, đóng bổ đầu cột tránh ảnh hưởng đến chất lượng bê tông đầu cột và kiểm tra vị trí tiếp giáp với các công trình lân cận.
B- Giám sát công tác cốt thép trước khi đổ bê tông
– Kiểm tra công tác lắp dựng: vị trí, chủng loại, số lượng, tiết diện, chiều dài, vị trí neo, vị trí nối thép, bước đai.
– Cốt thép sàn: Kiểm tra vị trí giao nhau giữa: dầm chính và dầm phụ; cột cấy lên dầm, kiểm tra cục kê, không được đi ống âm dầm.
– Cốt thép dầm: Kiểm tra các vị trí gia cường: hộp kỹ thuật, lỗ xuyên sàn, tường xây trên sàn.
C- Những công việc chung cần chuẩn bị trước khi đổ bê tông
Các đơn vị tư vấn giám sát xây dựng rất quan tâm đến bước chuẩn bị trước khi đổ bê tông của các nhà thầu xây dựng. Đây là một công đoạn vô cùng quan trọng, quyết định công trình có chất lượng hay không?
– Chuẩn bị, tính toán nguồn nhân lực, máy móc chuẩn bị cho quá trình thi công đổ bê tông.
– Tính toán thời gian đổ bê tông
– Chuẩn bị mặt bằng thi công đổ bê tông
– Hệ thống điện chiếu sáng, bạt che khi trời mưa.
– Đảm bảo về mặt an toàn trong quá trình thi công
– Làm sạch cốp pha, cốt thép trước khi thi công
– Lưu ý: các hệ thống âm, vệ sinh, tưới ẩm coppha, đối với bê tông cũ phải tạo nhám, chuẩn bị vật tư đổ bê tông dự trù.
Một số lưu ý khi giám sát thi công đổ bê tông công trình
– Chiều cao rơi tự do của bê tông (khoảng cách từ miệng ống đổ bê tông tới mặt đáy cần đổ bê tông) không quá 1,5 – 2m để tránh phân tầng bê tông.
– Trình tự đổ bê tông: đổ từ xa tới gần, từ trong ra ngoài, từ vị trí thấp hơn đến vị trí cao hơn, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm luôn lớp đấy.
– Dùng loại đầm thích hợp cho từng loại kết cấu bê tông: đầm dùi cho cột và….. dầm, đầm bàn cho sàn.
– Đổ bê tông liên tục trong suốt quá trình, không tự tiện dừng lại.
– Tránh đổ bê tông trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, có mưa.
– Bê tông cột có chiều cao < 5m và tường có chiều cao <3m thì nên đổ bê tông liên tục.
– Đặc biệt lưu ý công tác làm mặt và bảo dưỡng bê tông sau đi đổ.
BÁO GIÁ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Hãy liên hệ ngay với SVG Engineering qua số Hotline tư vấn toàn quốc: 0902.593.686 và Email: svg.engineer@gmail.com nếu Quý khách hàng muốn Giám sát thi công xây dựng công trình ở Hải Phòng cũng như các tỉnh thành khác ở Việt Nam.
Tư vấn xây dựng toàn quốc - Mr. Thắng 0902.593.686
LIÊN HỆ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ GIÁM ĐỊNH XÂY DỰNG SAO VIỆT
🏢 Trụ sở Hải Phòng :
Tòa nhà SVG, Đường Bùi Viện, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng
☎ Tel: (0225) 3.747.819
📞 Hotline: 0902.593.686
📧 Email: svg.engineer@gmail.com & svg.group2005@gmail.com
🌎 Website Tiếng Việt: giamsatcongtrinh.com
🌎 Website Tiếng Anh: en.giamsatcongtrinh.com
🌎 Website Tiếng Trung: cn.giamsatcongtrinh.com
Kênh Youtube: https://www.youtube.com/@svgengineering
🏢 Các văn phòng đại diện:
1, Hà Nội: Số 9, Ngõ 81 Phố Hoàng Cầu, Q. Đống Đa, Thủ đô Hà Nội
2, TP. Hồ Chí Minh: 2/1C Đường Cao Thắng, Phường 05, Quận 3, TP.HCM