GIÁM SÁT THI CÔNG HẠNG MỤC VÀ NGHIỆM THU CÔNG TÁC CỐT THÉP CÔNG TRÌNH

20/12/2023 | 1060 lượt xem

Giám sát thi công xây dựng công tác và nghiệm thu cốt thép là cực kỳ quan trọng. Cốt thép là vật liệu chính tạo nên hệ khung ngôi nhà vì vậy công tác giám sát thi công các công tác này phải đảm bảo quá trình thi công đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật. 

GIÁM SÁT THI CÔNG HẠNG MỤC VÀ NGHIỆM THU CÔNG TÁC CỐT THÉP CÔNG TRÌNH

Công việc giám sát lắp đặt cốt thép trong thi công xây dựng công trình vô cùng quan trọng, khung cốt thép là khung xương toàn bộ công trình ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền vững theo thời gian của công trình do đó cần phải giám sát kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu thép cẩn thận, kĩ lưỡng, công việc giám sát bao gồm như sau:

- Giám sát kiểm tra chất lượng vật liệu cốt thép, xuất xứ rõ ràng, có chứng chỉ chất lượng đảm bảo theo đúng thiết kế. 

- Giám sát kiểm tra cốt thép khi gia công. 

- Giám sát kiểm tra cắt và uốn cốt thép. 

- Giám sát kiểm tra hàn cốt thép.  

- Giám sát kiểm tra nối buộc cốt thép. 

- Giám sát kiểm tra vận chuyển và lắp dựng cốt thép. 

- Giám sát kiểm tra các lỗ chôn trong kết cấu dành cho việc luồn dây cáp hoặc các chi tiết của việc lắp đặt thiết bị sau này và các chi tiết đặt sẵn bằng thép hay vật liệu khác sẽ chôn trong bê tông về số lượng, về vị trí với độ chính xác theo tiêu chuẩn. Cần lưu ý, không được cho các chi tiết bằng kim loại nhôm hay hợp kim có nhôm tiếp xúc với bê tông. Lý do là phân tử nhôm sẽ tác động vào kiềm xi măng tạo ra sự trương thể tích bê tông làm cho bê tông bị nát vụn trong nội tại kết cấu.

- Giám sát kiểm tra và nghiệm thu cốt thép. 


SVG Engineering là đơn vị giám sát thi công uy tín có chứng chỉ năng lực hạng I ở Việt Nam

1- GIÁM SÁT NGUỒN GỐC XUẤT XỨ, CHỨNG CHỈ VẬT LIỆU CỐT THÉP

- Vật liệu cốt thép phải nắm rõ nguồn gốc, xuất xứ như: nơi chế tạo, nhà cung cấp, có chứng chỉ chất lượng đảm bảo theo đúng thiết kế. Với thép không rõ nguồn gốc, kỹ sư giám sát xây dựng phải chắc chắn đảm bảo chất lượng yêu cầu nhà thầu bằng cách đưa vào các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Phòng thí nghiệm phải được công nhận là phòng thí nghiệm được Bộ Xây dựng tổ chức xem xét, đánh giá và quyết định công nhận năng lực phòng thí nghiệm với mã số LAS-XD. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải đăng ký hoạt động và được công nhận mới có giá trị pháp lý để cung cấp các số liệu thí nghiệm. Thí nghiệm thép bao gồm các chỉ tiêu thí nghiệm uốn thép; kéo; giãn dài và thành phần hóa học của thép. Tiêu chuẩn áp dụng cho uốn thép là TCVN 198:2014. Đối với Thép hình; thép tấm; thép hộp,… thì phải gia công mẫu trước khi đưa vào thử nghiệm.


Kỹ sư giám sát xây dựng SVG Engineering kiểm tra cốt thép đưa vào công trường thi công


Kỹ sư giám sát xây dựng SVG Engineering kiểm tra cốt thép đưa vào công trường thi công

- Thép dùng trong bê tông là thép chuyên dùng trong xây dựng. Nếu là thép Việt Nam, tham khảo 3 tiêu chuẩn quốc gia là:

+ Bộ tiêu chuẩn TCVN 1651. Thép cốt bê tông, gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 1651-1 áp dụng cho Thép thanh tròn trơn

- TCVN 1651-2 áp dụng cho Thép thanh vằn

- TCVN 1651-3 (ISO 6935-3) áp dụng cho Lưới thép hàn.

+ Tiêu chuẩn thép Việt Nam TCVN 1811: 2009

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu cũng như các mẫu thử với mục đích là xác định thành phần hóa học có trong gang, thép và gang đúc. Các phương pháp được sử dụng cũng áp dụng cho cả kim loại rắn và lỏng.

+ Tiêu chuẩn thép Việt Nam TCVN 6287:1997

Tiêu chuẩn này quy định các quy trình uốn thử, uốn lại không hoàn toàn bê tông cốt thép, nhằm xác định các tính chất già hóa của thép thanh với biến dạng dẻo.

Nếu là thép Hoa Kỳ áp dụng tiêu chuẩn thép xây dựng ASTM: ASTM 510 – 07; ASTM E1329

Nếu là thép Nhật Bản áp dụng tiêu chuẩn thép xây dựng JIS (Japan Industrial Standard): JIS 3112-2010; JIS Z 2248-2006; JIS Z 2281-2011.

- Kiểm tra đường kính cốt thép bằng cách cân trọng lượng: Khi đưa thép vào sử dụng cần kiểm tra đường kính thực của cốt thép như sau: Cắt 01 đoạn thép dài 1m để cân kiểm tra trọng lượng Q (gam), đường kính thực của cây thép được tính bằng công thức sau: D thực=0,43x √Q (mm).

- Đo đường kính cốt thép vằn (phương pháp xác định đường kính danh nghĩa của cốt thép vằn): 

 + Đường kính danh nghĩa D của cốt thép vằn tương đương với đường kính danh nghĩa của cốt thép tròn trơn có diện tích mặt cắt ngang bằng nhau. Diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m chiều dài của thanh thép theo đường kính danh nghĩa với khối lượng riêng của thép bằng 7,85g/cm3. 
 + Lấy một mẫu thép dài đúng 1m được chọn trong lô thép cần kiểm tra, làm sạch mẫu trước khi cân và và xác định tiết diện. Sử dụng thiết bị đo cân có thang chia nhỏ để xác định (đến 1/1000kg) để cân mẫu. 
+ Diện tích mặt cắt ngang F (tính bằng cm2) của cốt thép được xác định theo khối lượng và chiều dài mẫu quy định tại TCVN1651:1995 theo công thức: F=Q/7,85L. (Trong đó: F là diện tích mặt cắt ngang của thanh thép tính bằng cm2. Q là khối lượng của mẫu cốt thép vằn tính bằng g. L là chiều dài mẫu tính bằng cm.7,85 là khối lượng riêng của thép tính bằng g/cm3. So sánh kết quả với tiêu chuẩn thép).


 

- Xác định đường kính danh nghĩa (có hai phương pháp): 

 + Xác định bằng phương pháp tra bảng theo TCVN 1651-1985 từ F và Q đã xác định được.
 + Xác định bằng công thức: D= √4F/3,14

- Thí nghiệm thép: Lấy E34 mẫu và thí nghiệm thép: Cứ mỗi lô thép có khối lượng <=20 tấn, cần lấy 01 nhóm mẫu thử để kiểm tra, bao gồm tất cả các chủng loại cốt thép trong lô, mỗi loại lấy 03 thanh dài từ 0,5m-0,8m. Các chỉ tiêu cơ lý khi thí nghiệm thép:

 + Giới hạn chảy, giới hạn bền;
 + Độ giãn dài;
 + Đường kính thực đo;

 

- Hiện nay, các cơ sở sản xuất thép không tuân theo tiêu chuẩn nào ở trong nước ta bắt chước thép của nước ngoài , khi gia công chế tạo thép thường làm mọi loại thép gờ đều có bề ngoài hình xương cá nên việc yêu cầu thử nghiệm thép càng cần thiết.

2- GIÁM SÁT KIỂM TRA CỐT THÉP KHI GIA CÔNG

- Kỹ sư giám sát xây dựng cần phải chú ý sự bẩn do dầu, mỡ làm bẩn thép, phải nhắc nhở thợ xây dựng lau sạch. Những thanh thép được bôi dầu hay mỡ chống gỉ, khi sử dụng vào kết cấu phải lau sạch. Thép gỉ phải chuốt, đánh gỉ cho sạch. Những chố bám bùn, bẩn phải lau cọ sạch.

- Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không vẩy sắt và các lớp rỉ. 

- Các thanh thép bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính.

- Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.

- Các chủng loại thép không đúng kích thước, yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ đều không được sử dụng.

3- GIÁM SÁT KIỂM TRA CẮT VÀ UỐN CỐT THÉP

- Kỹ sư giám sát xây dựng phải kiểm tra để thấy thép chỉ được cắt uốn theo phương pháp cơ học. Rất hạn chế dùng nhiệt để uốn và cắt thép. Nhiệt độ sẽ làm biến đổi tính chất của thép và ảnh hưởng đến chất lượng công trình. 

- Sai lệch về kích thước: Mỗi mét chiều dài không quá 5mm, toàn bộ chiều dài không quá 20mm.

- Sai lệch về vị trí điểm uốn: Toàn bộ chiều dài không quá 20mm.

- Sai lệch về góc uốn: Không quá 300° .

- Sai lệch về kích thước uốn: Không quá chiều dày lớp bê tông bảo vệ.

4- GIÁM SÁT KIỂM TRA HÀN CỐT THÉP

- Khi chế tạo khung và lưới cốt thép có thể thực hiện theo qui định sau:

+ Đối với thép tròn trơn: Hàn tất cả các điểm giao nhau.
+ Đối với thép có gờ: Hàn tất cả các điểm giao nhau ở 2 hàng chu vi phía ngoài, các điểm còn lại ở giữa hàn cách hàng theo 1 thứ tự xen kẽ.

- Đối với khung thép: Hàn tất cả các điểm giao nhau.

- Liên kết hàn phải có bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ, không có bọt, đảm bảo chiều dài, chiều cao đường hàn theo thiết kế.

5- GIÁM SÁT KIỂM TRA NỐI BUỘC CỐT THÉP

- Không nối ở các vị trí chịu lực và chỗ uốn cong. Trong một mặt ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 50% số thanh thép.

- Việc nối buộc phải thoả mãn các yêu cầu sau:

 + Chiều dài nối buộc của cốt thép chịu lực khung và lưới thép không nhỏ hơn 40d với thép nằn trong vùng bê tông chịu kéo, không nhỏ hơn 25d với thép nằn trong vùng bê tông chịu nén (d là đường kính cốt thép nối).

 + Khi nối buộc cốt thép trong vùng chịu kéo phải uốn móc đối với cốt thép tròn trơn, thép có gờ không cần uốn móc.

 + Dây thép buộc dùng loại dây thép mềm có đường kính 1 mm.

 + Trong các mối nối cần buộc ít nhất 3 vị trí (giữa và 2 đầu).

6- GIÁM SÁT KIỂM TRA VẬN CHUYỂN VÀ LẮP DỰNG CỐT THÉP

- Vận chuyển cốt thép: 

 + Không làm hư hỏng, biến dạng sản phẩm.
 + Cốt thép thanh nên buộc thành từng lô theo chủng loại để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
 + Các khung, lưới cốt thép gia công chế tạo sẵn nên có biện pháp phân chia thành từng bộ phận nhỏ phù hợp với phương tiện vận chuyển.

- Lắp dựng cốt thép: 

 + Bộ phận lắp dựng trước không gây trở ngại cho bộ phận lắp sau.
 + Có biện pháp ổn định cốt thép trong quá trình đổ bê tông.
 + Các con kê đặt tại vị trí thích hợp, tuỳ theo mật độ cốt thép nhưng không lớn hơn 1m 1 điểm kê. Con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép làm bằng các loại vật liệu không ăn mòn cốt thép và đồng nhất với bê tông. 

- Thường thì công nhân và người thợ thi công không phải là người nắm được thiết kế kết cấu và nhất là các vùng chịu nén, kéo quan trọng chịu lực của kết cấu nên kỹ sư giám sát xây dựng công trình cần phải nghiên cứu bản vẽ thiết kế cẩn thận, tỉ mỉ để chỉ đạo giám sát, nhắc nhở công nhân và thợ thi công trên công trường thi công đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành

- Kỹ sư giám sát xây dựng công trình tiến hành kiểm tra các chi tiết chôn sẵn trong bê tông và các vật cần chôn trong bê tông. Những vật này cần cố định vào khung cốt thép hay vào cốp-pha phải thực hiện trong quá trình tạo thành khung cốt thép của kết cấu này. Cần kiểm tra về vị trí và số lượng cho chính xác và không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu công trình sau này. 

- Khi có chừa lỗ xuyên qua kết cấu bê tông như sàn ,dầm ,cột hoặc khi kết cấu uốn, gấp khúc hay thay đổi hướng cần bố trí những thanh thép cấu tạo chống ứng suất cục bộ. Điều này phải được thể hiện qua bản vẽ của bên thiết kế lập. Nếu vì lý do gì mà bên thiết kế chưa thể hiện , kỹ sư của nhà thầu cần lập thành bản vẽ bổ sung và thông qua kỹ sư tư vấn đảm bảo chất lượng để trình chủ nhiệm dự án duyệt cho thi công. Đây là điều hết sức quan trọng nhưng bên thiết kế ít kinh nghiệm thường không chú ý. Muốn công trình không xuất hiện những vết nứt nhỏ ở các góc lỗ trống mà thường xuất hiện ứng suất cục bộ phức tạp, cần bố trí đầy đủ những thanh thép cấu tạo loại này. Kỹ sư giám sát xây dựng thi công rất cần chú ý kiểm tra đến những thép đai ở những đoạn của kết cấu dầm và cột cần thép đai dày do phải chịu lực tập trung, lực cắt lớn, cần treo kết cấu khác. 

- Kỹ sư giám sát thi công xây dựng phải cẩn thận lưu ý đến các cốt đai ở vùng kết cấu chịu xoắn. Phải uốn móc đúng qui định cho đai chịu xoắn. Sau khi lắp thành khung cốt thép để đưa vào cốp pha, cần treo và kê những miếng kê bằng bê tông cốt thép hay bằng các vật kê được chế tạo chuyên dùng để kê bằng thép hoặc thép bọc nhựa để đảm bảo chiều dày lớn bảo vệ. Kỹ sư giám sát xây dưng phải kiểm tra mật độ của tấm kê hoặc vật kê sao cho khi có xê dịch, chiều dày lớp bê tông bảo vệ được đổ sau này cũng không bị mỏng đi.

- Công việc kỹ sư giám sát thi công kiểm tra khung cốt thép lắp dựng trước khi đóng trong hộp cốp pha hoặc trước khi đổ bê tông phải lập thành biên bản nghiệm thu công trình kín sẽ được lấp phủ. Kỹ sư giám sát xây dựng thi công phải thực hiện giám sát làm công việc này một cách cẩn thận, tận tâm và tỉ mỉ và lập hồ sơ đúng qui định.

7- GIÁM SÁT KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU CỐT THÉP

- Sự phù hợp của các loại cốt thép so với thiết kế.

- Công tác gia công cốt thép, phương pháp cắt uốn và làm sạch cốt thép trước khi gia công.

- Công tác hàn: Bậc thợ, thiết bị, que hàn, công nghệ hàn và thiết bị hàn.

- Công tác nối buộc cốt thép.

- Vận chuyển và lắp dựng cốt thép.

- Trình tự kiểm tra theo qui định tại bảng 10 TCVN 4453 - 1995

- Trong quá trình thi công xây dựng công trình có nhiều tác động làm xê dịch vị trí cốt thép đã được nghiệm thu trước khi đổ bê tông như đi lại trên cốt thép, dẵm bẹp cốt thép vai bò ở các gối tựa, sự đầm bê tông khi tỳ chày đầm vào cốt thép, sự va đập cơ học làm móp các khung cốt thép, vỡ các miếng kê, lệch các miếng kê. Những điều này kỹ sư giám sát thi công phải hết sức lưu ý và chỉ đạo nhắc nhở công nhân và thợ thi công chỉnh sửa những sai sót tránh xê dịch khi đổ bê tông. 

- Kỹ sư giám sát công trường phải dự phòng số lượng công nhân thường trực nhằm đảm bảo sửa những lỗi này trước khi đổ bê tông. Nếu việc sửa sai sót chưa hoàn thành thì chưa được phép nên tiến hành đổ bê tông công trình. 

- Kết cấu bê tông cốt thép là kết cấu chịu lực quan trọng và là hạng mục trọng yếu đảm bảo chức năng công trình và sự bền vững của kết cấu nên sự chứng kiến của kỹ sư giám sát thi công xây dựng là hết sức cần thiết.

THAM KHẢO MỘT SỐ BÀI VIẾT GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN

1- QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2- CÔNG VIỆC CỦA KĨ SƯ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

3- MỨC LƯƠNG CỦA GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG HIỆN TẠI LÀ BAO NHIÊU? 

BÁO GIÁ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Hãy liên hệ ngay với SVG Engineering qua số Hotline tư vấn toàn quốc: 0902.593.686 và Email: svg.engineer@gmail.com nếu Quý khách hàng muốn Giám sát thi công xây dựng công trình ở Hải Phòng cũng như các tỉnh thành khác ở Việt Nam. 


Tư vấn xây dựng toàn quốc - Mr. Thắng 0902.593.686


LIÊN HỆ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ GIÁM ĐỊNH XÂY DỰNG SAO VIỆT

🏢 Trụ sở Hải Phòng :

Tòa nhà SVG, Đường Bùi Viện, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng
☎ Tel: (0225) 3.747.819
📞 Hotline: 0902.593.686
📧 Email: svg.engineer@gmail.com & svg.group2005@gmail.com

🌎 Website Tiếng Việt: giamsatcongtrinh.com 
🌎 Website Tiếng Anh: en.giamsatcongtrinh.com
🌎 Website Tiếng Trung: cn.giamsatcongtrinh.com

 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/@svgengineering

🏢 Các văn phòng đại diện:

1, Hà Nội: Số 9, Ngõ 81 Phố Hoàng Cầu, Q. Đống Đa, Thủ đô Hà Nội
2, TP. Hồ Chí Minh: 2/1C Đường Cao Thắng, Phường 05, Quận 3, TP.HCM